Vì sao người Mỹ lại theo học Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông đến vậy? - Học Cắt Tóc Tại Hà Nội

Breaking News

Vì sao người Mỹ lại theo học Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông đến vậy?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ với Dân Việt rằng, ông biết đến tên tuổi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua báo chí – truyền thông đã lâu. Tuy nhiên, phải đến khi hữu duyên, trong một lần cùng vợ con đến chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) lễ Phật, thỉnh mua được những đĩa CD/DVD bài giảng pháp của Thiền sư, ông mới thực sự hiểu về người được nhiều người gọi dân dã bằng cái tên "Sư ông Làng Mai".

Sau khi nghe nhiều bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà thơ "Hạt gạo làng ta" đã thực sự "ngộ" ra nhiều chân lý từ "đạo Bụt". Và từ đó, ông say mê nghe và cảm mọi bài giảng của Thiền sư. Chính tay ông đã chuyển các file âm thanh, video clip từ bài giảng của Thiền sư ra dạng MP3, MP4… để gửi tặng các bằng hữu thân thiết của mình. Và nhà báo Hoàng Anh Sướng là người ông gửi tặng đầu tiên.

Từ đó, cuộc đời nhà báo Hoàng Anh Sướng đã thay đổi rất nhiều. Cho đến bây giờ, anh vẫn gọi cuộc gặp gỡ với Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến hoằng dương đạo Phật dọc nước Mỹ vào tháng 9/2013 là một trong những bước ngoặt lớn nhất cuộc đời mình.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng lí giải câu hỏi của nhiều người: "Vì sao người Mỹ lại theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông đến vậy" rằng: "Theo tôi, bởi thầy không đem tới cho họ đạo Phật của đức tin, của cầu nguyện, dâng sao giải hạn mà cho họ đạo Phật của sự thực tập. Đức Phật không phải thần linh mà là một con người có tuệ giác.

Đạo Phật là lối sống nương vào nội lực hơn ngoại thân, không giáo điều, không mặc khải, không xung đột báng bổ với bất cứ truyền thống tâm linh nào. Và trong bản chất đích thực, nó cũng không xung đột với khoa học. Tu tập theo thầy, người ta thấy trí tuệ và từ bi tăng trưởng, nhờ thế mà thân, tâm an.

Nửa thế kỷ qua, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xướng xuất phong trào Phật học ứng dụng ở phương Tây. Phương pháp thực tập chánh niệm của ông ảnh hưởng rộng vì thực hành đơn giản nhưng kết quả rất sâu sắc. Nhờ vậy, thế giới biết đến một nền Phật giáo Việt Nam mà thiền sư Thích Nhất Hạnh là người tiêu biểu bên cạnh các truyền thống Phật giáo nổi tiếng lâu đời khác như Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện. Tôi tự hào vì được làm học trò của Thầy, nhưng tôi tự hào hơn hết vì Sư ông là một người Việt Nam.

Vì sao người Mỹ lại theo học Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông đến vậy? - Ảnh 2.

Bức ảnh kỷ niệm của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã có những trải lòng đầy yêu thương về nhân duyên với Thiền sư Thích Nhất Hạnh với Dân Việt.

"Ngày ấy, sau 20 năm tiếp xúc, làm việc với các nhà ngoại cảm nổi tiếng với mong muốn nghiên cứu, khám phá thế giới tâm linh, có nhiều điều tôi đã thấy, đã ngộ. Song có những câu hỏi lớn cho mình, cho gia đình mình, cho dân tộc mình, các nhà ngoại cảm đã không trả lời được, không giải quyết được. Ví như còn đó mấy trăm ngàn hài cốt đang nằm đâu đó trong rừng sâu, núi thẳm.

Ngày ngày, vẫn còn hàng ngàn người mẹ, người vợ, người con đau đáu, khắc khoải, để rồi bằng mọi cách đi tìm hài cốt của chồng, con mình. Những cuộc đi tìm ấy vô cùng gian nan và tốn kém. Và xin nói thật, rất nhiều hài cốt sẽ không bao giờ tìm được nữa. Vì có những người trúng bom, trúng đạn, thân xác tan thành trăm mảnh. Có những người được đồng đội tận tay chôn cất nhưng trong chiến tranh, chôn nông, chôn sơ sài. Đêm, hổ báo đào bới ăn mất xác còn đâu.

Nhiều người thân xác chìm dưới sông, suối. Sau mấy chục năm, da thịt đã tan thành đất cát. Và ngay cả những người may mắn tìm được hài cốt, hàng năm, vào ngày giỗ Tết, người thân vẫn khóc thương. Làm thế nào để xoa dịu, chuyển hóa nỗi đau này?

Những ngày này, Phật tử cả nước một lòng đang hướng đến thầy, xót thương về sự ra đi của thầy. Họ, hầu hết, chưa một lần được diện kiến thầy ngoài đời bao giờ. Họ chỉ được tiếp xúc với thầy qua những trang sách, các bài pháp thoại trên Youtube...

Nhưng nhờ thế, họ đã hiểu đức Phật là ai? Tu tập theo đạo Phật để làm gì? Làm thế nào để có được hạnh phúc, tình thương đích thực?... Nhờ thế, nhiều người đã vượt qua được bão giông, tìm lại được sự bình an trong tâm hồn.

Và khi hay tin thầy mất, họ đã bật khóc. Tôi hiểu niềm xúc động ấy. Bởi tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn của họ dành cho thầy quá lớn.

Đặc biệt hơn nữa là những nỗi khổ, niềm đau trần thế mà hàng ngày, tôi, những người thân của tôi và cả hàng triệu người, trong đó, có cả các nhà ngoại cảm, đang phải đối diện, đang bị đắm chìm. Làm thế nào để đời bớt đi những lo toan, hờn giận, bon chen, đố kỵ, hận thù? Làm thế nào để cuộc sống mỗi ngày thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc, tình thương?

Các nhà ngoại cảm không làm được. Vốn hiểu biết về tâm linh của tôi trong suốt 20 năm nghiên cứu cũng không giúp tôi giải đáp một cách thấu đáo, thuyết phục. Tôi nghĩ, tôi cần phải tìm đến đạo Phật với hy vọng, đạo Phật sẽ giúp tôi giải quyết những vấn đề nhức nhối ấy.

Và thật may mắn cho tôi, năm 2013, tôi được Thiền sư Thích Nhất Hạnh mời đi Mỹ cùng thầy trong chuyến hoằng Pháp đạo Phật dọc nước Mỹ. Suốt gần 3 tháng theo chân thầy, tôi đã nhiều lần tận mắt chứng kiến sức ảnh hưởng to lớn của thầy, sự kính trọng, ngưỡng mộ và lòng biết ơn của đủ các tầng lớp người trong xã hội Mỹ dành cho thầy.

Vì sao người Mỹ lại theo học Thiền sư Thích Nhất Hạnh đông đến vậy? - Ảnh 4.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Làng Mai.

Chính trong khóa tu dành cho người Mỹ tại tu viện Mộc Lan, tôi đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm lễ quy y Tam bảo, thọ 5 năm giới, được thầy đặt cho pháp danh Tâm Hiểu Thương.

Thầy giảng giải: "Hiểu và Thương là nền tảng của đạo Bụt. Trong đạo Bụt, chúng ta thấy rất rõ cái thương đích thực được làm bằng cái hiểu. Không có hiểu thì không có thương. Cha không hiểu con thì cha càng thương con càng khổ. Vợ không hiểu chồng thì vợ càng thương chồng càng khổ. Hiểu là nền tảng của Thương.

Sống với nhau như thế nào để càng ngày mình càng hiểu được nhau nhiều hơn và để cho người kia càng ngày càng hiểu được mình hơn. Nếu cái hiểu không lớn lên thì cái thương sẽ giậm chân tại chỗ. Và tình yêu sẽ từ từ chết nếu mình không biết nuôi dưỡng nó bằng cái hiểu và cái thương".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp nhà báo Hoàng Anh Sướng thay đổi cuộc đời.

Sau này, trải qua một hành trình tu tập, tôi phát tâm thọ 14 giới Tiếp Hiện, được thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt cho Pháp tự Chân Cam Lộ Vị. Thầy đặt cho tôi pháp danh, pháp tự đẹp đẽ, đầy ý nghĩa ấy như lời nhắc nhủ: "Tôi cần phải luôn có trách nhiệm với nghề báo để mỗi trang viết là những món ăn tinh thần tươi mát, trong lành, tưới tẩm cho bạn đọc tình yêu thương, niềm tin, lý tưởng, khát vọng sống hướng thiện, để cuộc đời bớt đi những khổ đau, phiền muộn, những tác phẩm chở đầy Hiểu và Thương".

Suốt 3 tháng được nghe pháp, học giáo lý, thực hành chánh niệm cùng thầy, màn vô minh giống như màn sương mù che lấp bao năm dần tan, tôi nhìn mọi vật, mọi sự đúng hơn. Trái tim dần rộng mở yêu thương. Những sân hận giảm dần. Lòng bao dung hơn, độ lượng hơn với đời. Mặt hồ tâm dần tĩnh lặng để phản chiếu rõ hơn mây bay, gió thổi, hoa nở, tiếng chim ca. Hạnh phúc đến ngày một nhiều. Ba tháng sống bên cạnh thầy là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi.

Tuy xác thân thầy không còn nhưng trái tim thầy, tâm hồn thầy, tư tưởng thầy vẫn đang tồn tại dưới hình thái những trang sách, những đệ tử xuất gia và tại gia. Và nếu như đọc sách thầy, nghe pháp thoại của thầy xong, mỗi chúng ta đều biết cách chế tác hạnh phúc, an lạc, chế tác tình thương thì thầy không những ở bên cạnh ta mà còn ở trong chính chúng ta.

Chính ngài, bằng trí tuệ tuyệt vời và trái tim yêu thương của một đấng giác ngộ đã mở cánh cửa kho tàng tuệ giác của Đạo Phật, trao truyền cho tôi những pháp môn thật quý để chế tác khổ đau thành hạnh phúc, chế tác bùn thành sen.

Tôi hiểu, một trong những thứ quan trọng nhất mà chúng ta cần tích lũy, bồi đắp hàng ngày, đó là trí tuệ, tuệ giác. Bởi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ không có những định kiến, tà kiến, không có những hành động, lời nói, quyết định sai lầm. Từ cổ chí kim, biết bao bi kịch lớn nhỏ xảy ra chỉ vì chúng ta không có trí tuệ sáng suốt, bị màn vô minh che lấp.

Song là một Phật tử, tôi cũng hiểu, điều quan trọng hơn nữa mà chúng ta cần bồi đắp hàng ngày, đó chính là tình yêu thương trong trái tim mỗi người. Có trái tim đầy ắp tình yêu thương, chúng ta sẽ không hờn trách, oán giận, không bon chen, đố kỵ, hận thù. Chúng ta dễ cảm thông, tha thứ, bao dung, độ lượng với mọi người. 

Và nếu như tôi, nếu như mọi người có hai "báu vật" ấy trong đời: trí tuệ sáng suốt và trái tim yêu thương, xã hội này sẽ đẹp đẽ biết bao. Khi ấy, niết bàn hay thiên đường không phải ở cõi nào xa xôi. Niết bàn, thiên đàng chính là ở đây, bây giờ. Tôi luôn cầu mong ai trong chúng ta cũng đều có hai báu vật đó.

Đời người, ai cũng có ít nhiều khổ đau. Khổ đau không chừa ai hết. Cổ nhân có một câu rất hay: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Hãy đón nhận những khổ đau như một phần tất yếu của cuộc sống một cách bình thản. Đừng khóc lóc, kêu ca, phàn nàn hay sợ hãi. Hãy dùng năng lượng chánh niệm để ôm ấp nó, nhận diện nó. Hãy dùng tuệ giác và lòng từ bi để tìm cách chuyển hóa nó.

Và tôi tin, từ những vũng bùn tanh hôi của khổ đau ấy, hoa sen của hạnh phúc sẽ nở và tỏa hương thơm ngát. Đức Phật nói: "Không bùn thì không sen". Hoa sen từ cổ chí kim chỉ nở trên bùn lầy chứ không nở trên kim cương, đá quý. Vì thế, đừng sợ bùn. Hãy biết ơn bùn vì nhờ bùn mới có hoa sen.

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi